Thị trường

Written by on

Khó khăn lớn nhất vẫn là hàng tồn kho

Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, lượng tồn kho toàn TCty khoảng 38.962 tấn. Trong khi đó, TCty cũng gặp phải sự cạnh tranh trên thị trường trong nước ngày càng gay gắt hơn do có nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy đầu tư với quy mô lớn trong nước ra đời. Để giải quyết hàng tồn kho, hiện nay TCty đang hướng tới tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đồng thời tìm nguồn vốn vay cho các dự án trồng rừng nguyên liệu gặp nhiều khó khăn.

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) Nguyễn Đình Khang, lượng phân DAP vẫn tồn kho ở mức cao 68,6 nghìn tấn, tăng 60%, ngoài ra là lốp xe đạp tồn kho hàng tới 996.000 bộ bằng 82,8%, ắc quy 169,9 nghìn kWh, bằng 74,9% so với cuối năm 2011. Vì vậy, Tập đoàn này đề nghị giảm thuế VAT có thời hạn đối với một số sản phẩm như phân bón, lốp ô tô, lốp xe máy, xe đạp, ắc quy để giải quyết một phần khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra Tập đoàn cũng kiến nghị giảm thuế nhập khẩu vải mành nylon dùng để sản xuất lốp ô tô, lốp máy bay từ mức 5% về 1% thay vì mức từ 1-3% mà Bộ Công Thương đã đề xuất với Bộ Tài chính trước đó, vì thực tế trước ngày 1/1/2012, mức thuế suất thuế nhập khẩu là 0%.

Tổng giám đốc TCty Thép Lê Quốc Hưng đề nghị có chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm thép sang các nước ASEAN và xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án nhằm giúp doanh nghiệp tăng lượng tiêu thụ, đồng thời Bộ Công Thương cần có biện pháp triệt để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thép, không để xảy ra cung vượt cầu quá nhiều. Tính đến hết tháng 7 lượng thép tồn kho của toàn ngành là 120,8%.

Tổng giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam Lâm Chí Quang kiến nghị nên bổ sung dòng sản phẩm động cơ có công suất dưới 30hp, máy kéo, máy làm đất dưới 50 hp vào chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, bởi đây là dòng sản phẩm chủ lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong nước. TCty cũng đề nghị Ngân hàng NN&PTNT bố trí tối thiểu 5% vốn tín dụng hỗ trợ cho nông dân vay đầu tư mua máy móc nông nghiệp.

Bộ sẽ có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, khó khăn của các doanh nghiệp cũng đa dạng. Có doanh nghiệp thiếu vốn, có doanh nghiệp khó khăn về thị trường, có doanh nghiệp bị áp lực về hàn tồn kho, nhưng có doanh nghiệp lại khó khăn về nguyên liệu… Vì vậy, chỉ có tìm hiểu cụ thể những vướng mắc này mới đưa ra được cách tháo gỡ thiết thực.

Từ những kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ sẽ tổng hợp các kiến nghị và có các giải pháp cụ thể cho từng nhóm ngành hàng và từng thị trường nhằm giảm lượng tồn kho và thúc đẩy sản xuất.

Bên cạnh đó, để giảm bớt khó khăn và hỗ trợ lẫn nhau, ông Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh nếu sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp kia thì bắt buộc các doanh nghiệp trong ngành phải ưu tiên sử dụng.

Tới đây Bộ Công Thương sẽ tổ chức ký giao ước giữa các đơn vị trong ngành nhằm đẩy mạnh việc tiêu dùng sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành, góp phần giảm tồn kho, đồng thời phát động mạnh mẽ hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Võ Văn quyền cho biết, trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, Vụ sẽ có các hợp phần hỗ trợ doanh nghiệp điều tra khảo sát, nghiên cứu bán hàng, truyền thông.

Đại diện Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết sẽ làm việc với Tổng cục Hải quan, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam để tăng cường kiểm tra kiểm soát CO để bảo vệ sản xuất trong nước và uy tín sản phẩm Việt Nam.

Written by on

Submitted by admin on Sat, 12/21/2013 - 23:44

Dưới đây là 10 kỹ năng cốt yếu tạo thành công trong kinh doanh do Bộ Lao động Mỹ đúc kết.

 Sản phẩm : kệ trưng bày, kệ chứa hàng , kệ công nghiệp, kệ trung tải, kệ thép đa năng

1. Khả năng giải quyết vấn đề

Khả năng nhận biết, nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả được đánh giá rất cao trong các lĩnh vực công vụ, kinh doanh, y tế, khoa học và kỹ thuật.

2. Các kỹ năng về nghề nghiệp - kỹ thuật

Khả năng lắp đặt, bảo vệ và sửa chữa các thiết bị điện tử và cơ khí được đánh giá cực kỳ cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, viễn thông vào giao thông - vận tải.

3. Kỹ năng giao tiếp

Bầu không khí làm việc trong một tổ chức và hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng của họ.

Tiêu biểu : nhà thép tiền chế, kệ để hàng, kệ đa năng, kệ kho , Kệ Driver in

4. Sử dụng máy vi tính và lập trình

Việc nắm bắt các tính năng của máy vi tính và khả năng sử dụng các tính năng đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động trong việc tìm kiếm việc làm tốt.

10 kỹ năng cốt yếu trong kinh doanh

5. Các kỹ năng sư phạm

Dòng thông tin vô tận đã làm tăng nhu cầu về giảng viên và những người hướng dẫn có khả năng sư phạm cao, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ công và dịch vụ xã hội, thương mại và quản lý.

6. Khoa học và toán học

Khả năng về toán học có ý nghĩa rất lớn, quyết định thành công trong các lĩnh vực y tế, kỹ thuật và khoa học.

7. Quản lý tiền bạc

Nhu cầu về môi giới đầu tư, kế toán và những người làm công tác xã hội là vô tận.

8. Quản lý thông tin

Thông tin hiện nay là nhân tố cực kỳ quan trọng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Nhu cầu sẽ ngày càng tăng đối với các nhà phân tích hệ thống, các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và các nhà điều hành các cơ sở dữ liệu.

Tham khảo : Kệ sắt, Kệ siêu thị, Pallet sắt, , kệ chứa phụ tùng, kệ hồ sơ, xe thang, xe đẩy

9. Ngoại ngữ

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc nắm bắt các ngoại ngữ “nóng”, như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Đức, có thể làm tăng đáng kể cơ hội tìm kiếm việc làm tốt và thăng tiến.

10. Quản trị kinh doanh

Hiện thị trường có nhu cầu rất cao đối với những kỹ năng quản lý, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý hệ thống, quản lý các nguồn lực và tài chính.


G
M
T
Text-to-speech function is limited to 100 characters

Written by on

Những quy định

Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Thông tư 128) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2013.

Một trong những điểm mới trong Thông tư là Thông báo kết quả xác định trước (Advance or Binding Ruling) về mã số hàng hóa, trị giá hải quan và xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Điểm mới này được dự báo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hải quan và các doanh nghiệp.

Quy định về Thông báo kết quả xác định trước được dự báo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hải quan và các doanh nghiệp

Sản phẩm Navavina : xe đẩy, nhà thép tiền chế, kệ để hàng, kệ đa năng, kệ kho , Kệ Driver in.

Thông báo kết quả xác định trước (TBKQXĐT) được xem như một công cụ quan trọng tạo thuận lợi thương mại được khuyến nghị bởi Công ước Kyoto sửa đổi và được quy định trong một số Hiệp định Thương mại Tự do.

TBKQXĐT đã được chi tiết trong tiêu chuẩn 9.9, theo đó: “Cơ quan Hải quan phải ban hành các phán quyết trước mang tính pháp lý theo yêu cầu của bên có liên quan, với điều kiện cơ quan Hải quan có tất cả những thông tin mà họ cho là cần thiết”.

Hơn nữa, TBKQXĐT là một yêu cầu trong ASENA – Australia – New Zealand FTA, theo đó TBKQXĐT phải được cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, trong khung thời gian được luật định.

TBKQXĐT là tiêu chí có hiệu quả nhất tạo thuận lợi thương mại và cũng mang lại nhiều lợi ích. TBKQXĐT thể hiện sự hợp tác và xây dựng niềm tin giữa Hải quan và doanh nghiệp, đóng góp vào việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và cùng đạt mục tiêu của hai bên.

Lợi ích cho Hải quan bao gồm nâng cao năng suất và hiệu quả quản lý nhờ đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, phân bổ nguồn lực hợp lý vào các giai đoạn trước, trong và sau thông quan.

Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào những thông tin được cung cấp trước có tính ràng buộc pháp lý để nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh và tính toán lợi nhuận. Điều này làm tăng độ chắc chắn và có thể dự doán được cho các doanh nghiệp khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế.

Ngoài ra, tranh chấp giữa Hải quan và doanh nghiệp liên quan đến mã số hàng hóa, trị giá và thuế suất ưu đãi từ xuất xứ sẽ giảm trong thời điểm thông quan. Hai bên sẽ tiết kiệm được cả thời gian và chi phí quản lý khi không phải theo đuổi các vụ khiếu nại, kiện tụng kéo dài.

Mặc dù các nước có quy định khác nhau về TBKQXĐT, tuy nhiên những điểm cơ bản tương tự nhau bao gồm:

- TBKQXĐT được ban hành theo đề nghị của doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp;
- Yêu cầu về hồ sơ đề nghị phải đáp ứng quy định, đồng thời có khung thời gian cho việc xem xét, xử lý hồ sơ;
- Có tính ràng buộc pháp lý, ban hành trước khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, dưới dạng văn bản của Cơ quan Hải quan có thẩm quyền;
- Có giá trị trong thời gian xác định kể từ ngày ban hành.

Có thể bạn quan tâm : kệ công nghiệp, kệ trung tải, kệ thép đa năng, kệ chứa phụ tùng, kệ hồ sơ, xe thang

Các quy định về TBKQXĐT được chính thức luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11. Tại khoản 12 điều 5 của Luật này quy định: “Xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc cơ quan hải quan ban hành văn bản xác định mã số, trị giá hải quan, xác nhận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan”.

Khi Luật Thuế sửa đổi bổ sung được ban hành, Bộ Tài chính đã có Công văn số 8356/BTC-TCHQ ngày 28/6/2013 về việc hướng dẫn về xác định trước mã số, trị giá và thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế sửa đổi (Công văn 8356).

Theo hướng dẫn tại Công văn 8356, quy trình thủ tục và hồ sơ cấp TBKQXĐT về mã số hàng hóa, trị giá hải quan được quy định chi tiết. Tuy nhiên tại công văn trên, TBKQXĐT về xuất xứ chưa được đề cập đến.

Tại Thông tư 128, TBKQXĐT được quy định chi tiết tại Điều 7 cho xác định trước mã số hàng hóa, tại Điều 8 cho xác định trước trị giá hải quan và tại Điều 9 cho xác định trước xuất xứ. Khi Thông tư 128 có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2013 thì công văn 8356 chấm dứt hiệu lực pháp lý.

Tại các điều 7, 8, và 9 Thông tư 128 quy định chi tiết hồ sơ đề nghị cấp văn bản thông báo xác định trước, các trường hợp, điều kiện được cấp và hiệu lực pháp lý của những văn bản thông báo. Bên cạnh đó, quy trình thủ tục được quy định theo các bước cùng với khung thời gian thực hiện cho từng bước.

Dưới đây là sơ đồ sơ lược quy trình cấp văn bản thông báo kết quả xác định trước về mã số hàng hóa, trị giá hải quan và xuất xứ theo Thông tư 128.

Sơ đồ 1: Quy trình xác định trước mã số hàng hóa

Quy định 1

 

Sơ đồ 2: Quy trình xác định trước trị giá hải quan

Quy định 2

 

Sơ đồ 3: Quy trình xác định trước xuất xứ

Quy định 3

 

 Sản phẩm : Kệ sắt, Kệ siêu thị, Pallet sắt, kệ trưng bày, kệ chứa hàng

TBKQXĐT được quy định trong Thông tư 128 là điểm mới, sẽ mang lại lợi ích quan trọng cho cả Hải quan và doanh nghiệp. Do vậy, để thực hiện hiệu quả quy trình cấp thông báo xác định trước cần sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp và sự cộng tác từ cộng đồng doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên có đủ năng lực trình độ, chuyên nghiệp cũng cần được tăng cường trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các quy định về hủy bỏ, thu hồi, khiếu nại và công bố thông tin liên quan đến TBKQXĐT cần được chi tiết hơn và phù hợp với các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi.

 

G
M
T
Text-to-speech function is limited to 100 characters

Written by on

Năm 2011, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế. Cùng với các biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2010. Nhưng đằng sau đó là gì?

Xuất khẩu gạo được 3,6 tỷ USD thì nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu và nguyên liệu là 2,4 tỷ USD. Chưa kể nhập thêm 800 triệu USD lúa mì. Gạo Thái Lan đắt gấp rưỡi gạo ta mua lúc nào cũng sẵn.

Thuỷ sản xuất khẩu được 6,1 tỷ USD, thì nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu là 484 triệu USD. Nuôi gia súc, tôm, cá... thì thức ăn chăn nuôi do các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, thức ăn truyền thống gần như không còn được màng đến. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi năm ngoái lên tới 2,3 tỷ USD.

Nếu xuất khẩu rau quả đạt 628 triệu USD thì nhập khẩu mặt hàng này là 294 triệu USD.

Nghe nói xuất khẩu sữa được trên một trăm triệu USD, nhưng nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 848 triệu USD.

Chẳng thấy xuất khẩu duợc phẩm nhưng nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm và dược phẩm lên tới 1,6 tỷ USD. Nhập khẩu sữa và dược phẩm từ các nền kỹ nghệ cao là thường tình, nhưng do sính hàng ngoại, nên các bà mẹ, bệnh nhân nghèo méo mặt.

Sản phẩm tiêu biểu : kệ hồ sơ, xe thang, xe đẩy, nhà thép tiền chế, kệ để hàng, kệ đa năng, kệ kho , Kệ Driver in.

Việt Nam phấn đấu có ngành công nghiệp ôtô, nhưng đến giờ vẫn chủ yếu là nhập khẩu (ảnh minh họa)

Phía sau những con số xuất khẩu

Xuất khẩu dệt may và giày dép các loại được 20,5 tỷ USD, nhưng tiền nhập khẩu bông + vải  + xơ sợi + nguyên phụ liệu dệt, may, da giày tổng cộng ngốn tới 12,1 tỷ USD.

Chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm chất dẻo xuất khẩu được 1,6 tỷ USD, thì cũng các mặt hàng này nhập khẩu là 6,4 tỷ USD.

Cao su và sản phẩm từ cao su xuất khẩu được 3,6 tỷ USD, nhưng nhập khẩu y trang các loại hàng này là 1,3 tỷ USD. Xuất khẩu mủ cao su liền mua săm lốp xe, kết cục sẽ như vậy.

Gỗ và sản phẩm xuất khẩu được 3,9 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng tới 1,3 tỷ USD từ các nước ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ. Nhưng năm qua, mỗi năm  nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo, trong khi ta lại xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm bào. Đến lúc các nước xuất khẩu gỗ sẽ giảm hoặc cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, liệu ngành gỗ sẽ trông vào đâu, khi rừng trong nước đã cạn kiệt?

Xuất khẩu giấy và sản phẩm được 415 triệu USD, thì cũng những thứ này nhập khẩu tới 1,4 tỷ USD.

Xuất khẩu đá quý, kim loại quý, chủ yếu là vàng trang sức là 2,6 tỷ USD. Nhưng nhập khẩu đá quý và kim loại quý và sản phẩm  2,1 tỷ USD, hầu như là vàng miếng.

Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép xuất khẩu được 2,7 tỷ USD, thì nhập khẩu sản thép + sản phẩm từ thép + kim loại thường + sản phẩm từ kim loại thường NK tới 10,3 tỷ USD.

Xuất khẩu máy vi tinh, sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử; điện thoại và linh kiện cộng máy ảnh, máy quay phim... là 15,3 tỷ USD. Nhưng nhập khẩu máy tính, điện tử, linh kiện và máy móc thiết bị phụ tùng cũng như dây điện, dây cáp điện là 23 tỷ USD,

Không rõ xuất khẩu thuốc lá được bao nhiêu, nhưng nguyên, phụ liệu thuốc lá nhập khẩu tới 302 triệu USD.

Nhập khẩu phế liệu từ sắt thép 1,1 tỷ USD còn xuất khẩu mặt hàng này thì không rõ.

Những số liệu nhập khẩu nói trên chưa tính đến xăng dầu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải để làm ra hàng xuất khẩu... hầu hết phải nhập khẩu. Trong đó, không ít là đồ thải loại, dọn hộ rác cho thiên hạ. Đấy là chưa kể búa xua hàng nhập lậu vào theo lối mòn, qua triền núi, vọt sang sông. Phần bắt được gần như chỉ là... ví dụ.

Tham khảo : kệ công nghiệp, kệ trung tải, kệ thép đa năng, kệ chứa phụ tùng,

Rõ ràng, xuất khẩu thực tình không sáng sủa đến thế. Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu là cắt, ghép, vặn, đóng thùng, dán nhãn, kẻ chữ. Đã vậy, tốc độ tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu thường tăng cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm xuất khẩu, nên thực thu từ xuất khẩu rất bèo. Công nghiệp hỗ trợ dẫm chân tại chỗ. Hàng nông, lâm, thuỷ sản số lượng nhiều, chủng loại phong phú nhưng chất lượng vẫn xoàng, lại quá cũng nhiều đầu mối. Xuất khẩu than, nhưng đã phải nhập khẩu than trước dự kiến vài năm.

Trong tình cảnh đó, việc xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là xuất khẩu qua biên giới càng bất cập.

Trước đây, 20 doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về lượng cà phê xuất khẩu qua nước láng giếng này - chiếm khoảng 68% lượng cà phê xuất khẩu - nhưng nay gần một nửa rơi vào tay các DN có vốn nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.  Thương lái Trung Quốc đưa tàu vào sông Hàm Luông, Bến Tre gom dừa. Sáng thấy ít hàng họ tâng giá, chiều dân đổ xô mang tới, họ hạ xuống. Thương nhân Trung Quốc nằm vùng tại Vĩnh Long mua thanh long. Ở Long An thương nhân Trung Quốc dùng hộ chiếu du lịch để mua khoai lang. Năm nào cũng lặp lại cảnh bị ép giá, dừng mua đột ngột, từng đoàn xe chở hoa quả tươi lại nối đuôi nhau nằm bẹp trước cửa khẩu.

Chúng ta luôn đề ra các biện pháp tăng cường quản lý nhập khẩu, nhưng ra ngõ là gặp hàng ngoại. Thời hội nhập, hàng ngoại vào Việt Nam là chuyện thường. Nhưng lẫn trong số đó nhan nhản nào là đồ chơi bạo lực, nào là gia súc, gia cầm, phủ tạng động vật ôi thiu, hoa quả ngâm tẩm chất bảo quản...

Có thể bạn quan tâm : Kệ sắt, Kệ siêu thị, Pallet sắt, kệ trưng bày, kệ chứa hàng

Tình hình trên diễn ra nhiều năm nay rồi mà xem ra năm nào cũng vậy, xem ra mục tiêu cân bằng xuất - nhập sau những năm 2010 đã chưa đạt kỳ vọng, phải gia hạn tới năm 2020, như "Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, dự báo đến năm 2030". Nhưng nếu chúng ta vẫn xuất khẩu hàng thô, gia công, lắp ráp, vẫn phải mở rộng cửa và càng phải mở rộng cửa mà không xây dựng hàng rào kỹ thuật, e chừng bài toán tăng bằng xuất - nhập vẫn chưa thể tìm ra đáp số.

 

G
M
T
Text-to-speech function is limited to 100 characters