Thiết kế kho chứa hàng là một bước quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Việc bố trí và sắp xếp khoa học các khu vực chức năng, hàng hóa trong kho sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
1. Tại sao cần thiết kế kho chứa hàng?
Thiết kế kho chứa hàng là hoạt động cần thiết và cần thực hiện càng sớm càng tốt:
Tối ưu hóa diện tích lưu trữ.
Nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bảo quản tốt hơn hàng hóa, sản phẩn của doanh nghiệp.
Đảm bảo an toàn lao động trong khi làm việc .
Giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm sản phẩm trong kho hàng.
Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.
Nhờ thế mà dễ dàng sắp xếp gọn gàng sẽ giúp tiết kiệm đáng kể các chi phí phát sính sau này về thuê thêm mặt bằng hay lắp đặt thêm các kệ kho hàng khác không phù hợp.
Với những doanh nghiệp lớn nếu bạn thiết kế kho hàng khoa học sẽ tiết kiệm được thời gian và giúp quản lý kho chứa hàng dễ dàng tìm thấy hàng và không bị lộn xộn. Đẩy nhanh thời gian và giảm tải công sức lãng phí cho chủ đầu tư.
2. Những nguyên tắc trong việc thiết kế kho chứa hàng
2.1. Xác định vị trí và nhu cầu sử dụng
- Mục đích sử dụng kho: Điều này bao gồm việc xác định xem kho sẽ lưu trữ loại hàng hóa gì, như nguyên vật liệu, thành phẩm, hoặc các loại hàng hóa cụ thể khác. Mục đích sử dụng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và thiết kế của kho.
- Loại hình sản phẩm: Việc xác định kích thước, trọng lượng, và tính chất bảo quản của sản phẩm sẽ giúp lựa chọn loại kệ và các thiết bị hỗ trợ phù hợp, đảm bảo an toàn và bảo quản tốt nhất cho hàng hóa.
- Lượng hàng hóa lưu trữ: Hiện tại và dự kiến trong tương lai. Việc dự báo lượng hàng hóa trong tương lai sẽ giúp thiết kế kho có khả năng mở rộng và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Quy trình hoạt động trong kho: Bao gồm nhập kho, xuất kho, kiểm kê,… Hiểu rõ quy trình này giúp tối ưu hóa thiết kế kho chứa hàng, đảm bảo quy trình hoạt động trơn tru và hiệu quả.
2.2. Lựa chọn vị trí xây dựng kho chứa hàng
- Giao thông thuận tiện: Kho cần nằm gần các tuyến đường lớn, bến xe, cảng,… Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao nhận hàng hóa.
- Diện tích phù hợp: Diện tích kho cần đáp ứng nhu cầu lưu trữ hiện tại và tương lai, đảm bảo không gian đủ lớn để sắp xếp hàng hóa và hoạt động hiệu quả.
- Khu vực an ninh: Kho cần nằm ở khu vực an toàn, tránh xa các khu vực nguy hiểm hoặc ô nhiễm để bảo vệ hàng hóa và nhân viên.
2.3. Thiết kế kết cấu kho chứa hàng
- Kiên cố, vững chãi: Kho cần có cấu trúc chắc chắn để chịu được tải trọng hàng hóa và các tác động từ bên ngoài, đảm bảo an toàn lâu dài.
- Chiều cao hợp lý: Thiết kế chiều cao kho cần phù hợp để dễ dàng xếp dỡ hàng hóa và tận dụng tối đa không gian lưu trữ theo chiều dọc.
- Hệ thống thông gió tốt: Đảm bảo không khí lưu thông tốt trong kho, tránh tình trạng ẩm mốc và hư hỏng hàng hóa.
- Hệ thống chiếu sáng đầy đủ: Cung cấp đủ ánh sáng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động trong kho, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.
2.4. Bố trí mặt bằng kho chứa hàng
- Phân chia khu vực chức năng: Bao gồm các khu vực như nhập kho, xuất kho, lưu trữ và văn phòng. Việc phân chia rõ ràng giúp tối ưu hóa không gian và quy trình làm việc.
- Sắp xếp hàng hóa khoa học: Sắp xếp hàng hóa theo nhóm sản phẩm, kích thước và tần suất sử dụng giúp dễ dàng quản lý và tìm kiếm.
- Bố trí lối đi hợp lý: Đảm bảo lối đi đủ rộng và an toàn cho việc di chuyển của xe nâng, xe đẩy và nhân viên.
2.5. Lựa chọn hệ thống giá kệ
- Phù hợp với loại hình và kích thước sản phẩm: Lựa chọn kệ dựa trên kích thước và trọng lượng của hàng hóa để đảm bảo an toàn và hiệu quả lưu trữ.
- Tải trọng phù hợp: Kệ cần có khả năng chịu tải trọng phù hợp với hàng hóa để tránh sự cố và đảm bảo an toàn.
- Chiều cao, số tầng phù hợp: Thiết kế kệ với chiều cao và số tầng phù hợp giúp tận dụng tối đa không gian lưu trữ.
- Dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ: Kệ cần dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ để tiện lợi trong việc thay đổi cấu trúc kho nếu cần.
2.6. Trang bị hệ thống quản lí kho
- Phần mềm quản lý kho: Sử dụng phần mềm để theo dõi số lượng, vị trí và tình trạng hàng hóa, giúp quản lý kho hiệu quả và giảm thiểu sai sót.
- Hệ thống camera giám sát: Tăng cường an ninh, giúp giám sát hoạt động trong kho và chống trộm cắp.
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy: Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ hàng hóa và nhân viên.
2.7. Áp dụng các phương pháp quản lí kho hiệu quả
- Phương pháp FIFO (First In – First Out): Hàng hóa nào nhập trước sẽ xuất trước, giúp quản lý hàng hóa theo thứ tự nhập và đảm bảo hàng hóa không bị quá hạn.
- Phương pháp ABC: Phân loại hàng hóa theo mức độ quan trọng, giúp tập trung quản lý và kiểm soát hàng hóa quan trọng nhất.
- Phương pháp 5S: Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sổ, Sẵn Sàng, Duy trì. Áp dụng phương pháp này giúp tạo môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và nâng cao hiệu quả làm việc.
Bạn có thể xem qua các bước thiết kế kho chứa hàng Tại đây
Áp dụng phương pháp FAST trong thiết kế kho chứa hàng
Khi thiết kế mặt bằng kho chứa hàng hóa, người ta thường sử dụng phương pháp FAST và áp dụng nguyên tắc đã nêu ở trên để làm:
F – Flow (Dòng chảy): Các hoạt động được hoạch định một cách rõ ràng và logic. Đảm bảo quá trình di chuyển hàng hóa trong kho luôn tuân theo dòng chảy, không bị gián đoạn
A – Accessibility (Khả năng tiếp cận): Các công cụ cần thiết và hàng hóa trong kho phải đáp ứng khả năng tiếp cận nhanh chóng, tối ưu quy trình mang lại hiệu quả cao.
S – Space (Không gian): Không gian được thiết kế tối ưu sẽ giúp các hoạt động trong kho luôn diễn ra thông suốt, ít gặp trục trặc. Để thực hiện điều này, chủ kho chứa hàng có thể lắp đặt các hệ thống, giá kệ lưu trữ mọi hàng hóa.
T – Throughput (Thông lượng): Quá trình tương tác giữa các loại hàng hóa với không gian trong kho. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết kế kho hàng sao cho phù hợp với độ cao và khoảng rộng đủ để vận hành hàng hóa thuận tiện.
3. Những điểm lưu ý khi thiết kế kho hàng
Những điểm lưu ý khi thiết kế kho hàng
Khi thiết kế các kho chứa hàng hóa, các đơn vị thi công cần lưu ý các điểm mấu chốt sau để công việc thuận lợi:
3.1. Đặc thù sản phẩm
Mỗi một sản phẩm có đặc thù riêng và nó sẽ quyết định tới việc sắp xếp ra làm sao, như thế nào. Vì thế khi thiết kế kho chứa hàng cần phải để ý hàng hóa nếu đa dạng mẫu mã, cần phải xác định rõ chủng loại để phân chia, sắp xếp ở khu vực kho tương ứng.
3.2. Bố trí mặt bằng trong thiết kế kho chứa hàng
Phần diện tích mặt bằng cần tính toán sao cho đủ chiều rộng, chiều cao để sau này tính toán bố trị sắp xếp không bị thiếu và trật trội quá. Thông thường phần diện tích này mình không quyết định được và nó cố định do diện tích mặt bằng.
3.3. Trang bị đầy đủ các hệ thống theo quy định
- Thiết bị sản xuất: Khi thiết kế kho chứa hàng cần phải quan sát xem những vị trí quan trọng cần gần nguồn cấp ánh sáng và nước sẽ tiết kiệm được chi phí đi đường ống nước và dây điện, thuận lợi và hiệu quả hơn. Tránh những đứt hỏng, sửa chữa sau này do hệ thống điện quá tải sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận hành sản xuất.
- Thiết bị phương tiện an toàn: Tính mạng con người luôn cần được đảm bảo thế nên hệ thống chống cháy, phòng cháy ở kho hàng luôn phải có và đảm bảo xử lý kịp thời nhất tránh thiệt hại không may xảy ra do cháy nổ, thời tiết gây ra.
- Hệ thống xử lý khí thải chất thải: Cái này cần lưu tâm và bắt buộc phải có vì đây là tiêu chí mà luôn bị kiểm tra gắp gao nhất. Cần giảm tải nguồn chất thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống xung quanh khu vực kho là điều nên làm.
3.4. Bố trí các lối đi giữa các kệ kho hàng
Các kệ kho hàng cần được bố trí một lối đi riêng, không gây cản trở, ảnh hưởng tới quy trình vận hành. Đơn vị thiết kế kho nên áp dụng một trong các kiểu lối đi dưới đây:
- Lối đi chéo hình chữ V: Khá là sử dụng phổ biến và dùng tiết kiệm diện tích. Vì dễ quản lý, kiểm kê và bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng.
- Lối đi chính giữa: hàng hóa sắp xếp sao cho song song với nhau, tạo thành hình chữ V. các kho nhỏ hay được xếp theo dạng này vì muốn tiết kiệm và không bị bỏ lỡ khoảng trống.
- Lối đi chéo nhau 90 độ: Xếp kiểu này thì mình sẽ thuận lợi cho xe nâng hàng lên xuống sau này được tiện lợi.
3.5. Lựa chọn kệ chứa hàng nào cho kho hàng phù hợp
Kệ Pallet (Pallet Rack): Thích hợp cho việc lưu trữ các pallet hàng hóa lớn và nặng. Loại kệ này thường được sử dụng trong các kho hàng công nghiệp lớn, nơi cần lưu trữ hàng hóa có trọng lượng cao và khối lượng lớn.
Kệ Selective (Selective Rack): Đây là loại kệ phổ biến nhất, dễ dàng truy cập và điều chỉnh. Thích hợp cho các kho hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau cần truy cập thường xuyên.
Kệ Double Deep: là hệ thống kệ chứa pallet được tạo thành bởi hai dãy kệ Selective đấu lưng vào nhau. Kệ được thiết kế để lưu trữ hàng hóa bằng pallet và xếp 2 pallet hàng hóa lên 1 vị trí kệ bằng xe nâng, giúp tối ưu diện tích kho và tăng khả năng lưu trữ hàng hóa lên đến 50% so với kệ Selective thông thường.
Kệ Drive-in/Drive-through: Thích hợp cho việc lưu trữ hàng hóa cùng loại, tiết kiệm không gian bằng cách xếp chồng pallet sát nhau. Loại kệ này thường được sử dụng trong các kho hàng cần lưu trữ số lượng lớn hàng hóa giống nhau.
Kệ Cantilever: : Phù hợp cho việc lưu trữ hàng dài, cồng kềnh như ống thép, gỗ. Loại kệ này thường được sử dụng trong các kho hàng xây dựng hoặc các nhà máy sản xuất
3.6. Quy mô kho chứa hàng
a. Kho chứa hàng có quy mô nhỏ
Mô tả:
- Hàng hóa dưới 200kg/tầng: Đối với kho chứa hàng quy mô nhỏ, tải trọng hàng hóa trên mỗi tầng thường không vượt quá 200kg.
- Kệ v lỗ đa năng: Loại kệ này được sử dụng phổ biến cho các kho chứa hàng có tải trọng nhỏ. Chúng linh hoạt và dễ lắp đặt, phù hợp cho không gian nhỏ hẹp.
Phân tích:
- Lý do lựa chọn kệ v lỗ đa năng: Với tải trọng dưới 200kg/tầng, kệ v lỗ đa năng là lựa chọn lý tưởng vì chúng có cấu trúc nhẹ nhưng vẫn đủ mạnh để chứa hàng. Hơn nữa, loại kệ này có thể dễ dàng điều chỉnh khoảng cách giữa các tầng, giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ trong kho chứa hàng.
- Hiệu quả không gian: Vì diện tích kho chứa hàng nhỏ, sử dụng kệ v lỗ giúp tận dụng không gian theo chiều dọc một cách hiệu quả mà không cần đầu tư vào các hệ thống kệ phức tạp hoặc đắt tiền.
b. Nhà kho chứa hàng trung bình vừa
Mô tả:
- Lưu trữ tối đa khoảng 500kg/tầng: Kho chứa hàng trung bình có khả năng lưu trữ mỗi tầng kệ tối đa khoảng 500kg.
- Kệ trung tải: Đối với kho chứa hàng có tải trọng trung bình, kệ trung tải với 3-6 đợt mâm là phù hợp.
Phân tích:
- Lý do lựa chọn kệ trung tải: Kệ trung tải được thiết kế để chịu tải trọng từ trung bình đến nặng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho kho chứa hàng công nghiệp hoặc sản xuất.
- Điều chỉnh linh hoạt: Khả năng thay đổi số tầng kệ tùy theo nhu cầu cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa không gian lưu trữ trong kho chứa hàng và dễ dàng thay đổi cấu trúc kệ khi cần thiết. Điều này rất hữu ích khi lượng hàng hóa hoặc loại hình sản phẩm thay đổi theo thời gian.
- Ứng dụng rộng rãi: Kệ trung tải phù hợp với nhiều loại kho chứa hàng khác nhau, từ kho chứa hàng sản xuất đến kho chứa hàng công nghiệp, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả trong quản lý hàng hóa.
c. Kho chứa hàng công nghiệp lớn
Mô tả:
- Khả năng lưu trữ tối đa 5000kg: Kho chứa hàng công nghiệp lớn có khả năng lưu trữ rất cao, lên tới 5000kg.
- Kệ hạng nặng: Loại kệ này được sử dụng để đảm bảo khả năng lưu trữ lớn và tận dụng tối đa công suất của kho chứa hàng.
Phân tích:
- Lý do lựa chọn kệ hạng nặng: Với khả năng chịu tải trọng lớn, kệ hạng nặng là sự lựa chọn bắt buộc cho các kho chứa hàng công nghiệp có nhu cầu lưu trữ cao. Chúng được thiết kế chắc chắn, đảm bảo an toàn và ổn định khi lưu trữ hàng hóa nặng.
- Tối ưu hóa công suất kho chứa hàng: Kệ hạng nặng cho phép lưu trữ hàng hóa với mật độ cao, tối ưu hóa không gian lưu trữ theo chiều dọc và ngang. Điều này giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả diện tích kho chứa hàng và giảm chi phí thuê kho bãi.
- An toàn và bền bỉ: Kệ hạng nặng được làm từ vật liệu chịu lực cao, có khả năng chống chịu tốt với các tác động từ môi trường và vận hành. Điều này đảm bảo an toàn cho hàng hóa và nhân viên trong kho chứa hàng.
Việc lựa chọn kệ kho chứa hàng phù hợp với quy mô và loại hình kho chứa hàng là rất quan trọng. Mỗi loại kệ được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu cụ thể về tải trọng, không gian và tính linh hoạt. Bằng cách lựa chọn đúng loại kệ, doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa không gian lưu trữ mà còn nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa và đảm bảo an toàn trong kho chứa hàng.
Kết Luận